Nội dung Cuộc_sống_của_những_người_khác

Ở Đông Berlin vào năm 1984, đặc vụ Gerd Wiesler được giao nhiệm vụ theo dõi kịch gia Georg Dreyman theo lệnh của bộ trưởng văn hóa Bruno Hempf với lý do kiểm soát mối nguy cơ từ các tư tưởng cải cách của Dreyman. Thật ra Hempf muốn loại trừ Dreyman, để chiếm đoạt Sieland, bạn đời của Dreyman cho riêng mình.

Wiesler đặt máy ghi âm tại nhà nơi Dreyman và Sieland sống, và thiết lập một đài nghe trộm dưới mái nhà này. Qua đó Wiesler thấy được một cuộc gặp gỡ giữa Sieland và Bộ trưởng Hempf. Thượng cấp của Wiesler, Grubitz, ra chỉ thị, là không truy tầm các tin tức về ông bộ trưởng và khuyến khích ông, bằng cách hứa thăng chức ông nếu cuộc theo dõi thành công. Wiesler thất vọng khi biết, cuộc điều tra này không phải để chống lại những kẻ thù của Xã hội chủ nghĩa, mà vì những mục đích cá nhân. Và cũng nhờ việc theo dõi Dreyman mà Wiesler, một người độc thân có đời sống tình cảm không có gì đặc biệt, biết đến thế giới nghệ thuật, sự cởi mở của tư tưởng, cũng như những quan hệ giữa con người, trái hẳn với cuộc sống trước đó của ông.

Bộ trưởng Hempf dùng quyền lực ép Sieland phục vụ hắn, Sieland đã chấp nhận phục tùng Hempf và bị nghiện thuốc do chịu nhiều áp lực. Khi Sieland được Hempf chở về nhà vào lúc tối khuya, Wiesler ra dấu hiệu dụ Dreyman tới cửa nhà, để Dreyman biết tới quan hệ giữa 2 người này. Vào một lần khác, Dreyman đã thẳng thắn nói chuyện muốn Sieland chấm dứt mối quan hệ với Hempf nhưng Sieland không đồng ý. Cô vẫn rời khỏi nhà và đến một quán bar, tại đây cô gặp Wiesler, ông khuyên cô hãy là chính mình. Sau đó Sieland trở về và quan hệ tình dục với Dreyman.

Dreyman cố gắng thuyết phục Bộ trưởng Hempf cho bạn của mình là Albert Jerska, một đạo diễn đã bị cấm hành nghề 7 năm, nhưng không thành công. Sau khi Jerska tự tử, Dreyman ngồi bên cây đàn dương cầm, chơi bản „Sonate vom Guten Menschen" (Khúc ca từ những người lương thiện), bản nhạc mà Jerska mua tặng ông vào ngày sinh nhật. Wiesler đã rất xúc động trước bản nhạc này. Chẳng bao lâu sau đó ông ta ăn cắp từ nhà của Dreyman một tập sách của Bertolt Brecht, để đọc sau lúc làm việc. Trong những bài tường thuật ông viết về những chuyện không đâu, dấu nhẹm những hoạt động đối lập của Dreyman, những điều đã làm thay đổi quan điểm của chính ông về nhà cầm quyền..

Một phóng viên của tạp chí Tây Đức Der Spiegel nhập lậu một máy đánh chữ để cho Dreyman sử dụng. Nhà kịch gia viết một bản tường trình về tỷ lệ cao số người tự tử, tỷ lệ mà từ năm 1977 không được nhà cầm quyền tại Đông Đức công bố nữa. Tờ báo Spiegel cho in bài này nặc danh. Việc công bố ở phương Tây làm cho giới lãnh đạo cơ quan mật vụ nổi giận. Wiesler bị gây sức ép phải điều tra bằng được Dreyman.

Sieland không tiếp tục phục tùng Bộ trưởng Hemf nên hắn bực tức và ra lệnh hỏi cung cô. Sieland không chịu nổi áp lực nên đã tiết lộ Dreyman là người viết ra bài báo đăng trên tờ Spiegel. Tuy nhiên khi khám xét nhà thì các nhân viên Stasi không tìm ra cái máy đánh chữ, bằng chứng có thể khép Dreyman vào tội phản quốc. Grubitz, bây giờ bắt đầu nghi ngờ sự trung thành của Wiesler, ra lệnh ông hỏi cung Sieland một lần nữa, để nữ kịch sĩ này tiết lộ chỗ giấu chính xác của cái máy đánh chữ và một lần nữa, Sieland đã khai ra. Trước khi Grubitz tự đến để lục soát nhà, Wiesler vội đến căn hộ của Dreyman và lấy mất cái máy đánh chữ. Khi Grubitz tìm đến nơi giấu máy đánh chữ, Sieland không chịu nổi sự xấu hổ vì đã phản bội nên đã chạy ra ngoài tự sát trước 1 chiếc xe tải chạy ngang qua. Wiesler chứng kiến cái chết của Sieland và đã kịp nói với cô rằng ông đã giấu chiếc máy đó trong khi côhấp hối. Không tìm được ra bằng chứng, Grubitz biết rõ Wiesler đã bao che cho Dreyman, và trừng phạt ông bằng cách thuyên chuyển sang đơn vị kiểm soát thư từ.

Tòa nhà điều tra cũ ở Hohenschönhausen

Sau khi nước Đức thống nhất, một vở kịch cũ của Dreyman được trình diễn, nhà kịch gia và Hempf tình cờ gặp nhau trong phòng giải lao. Dreyman hỏi ông cựu bộ trưởng, tại sao không ai theo dõi ông ta. Hempf trả lời, là ông ta hoàn toàn bị theo dõi: „Ông xem thử đằng sau nút bật đèn." Khi khám phá máy thu âm, Dreyman, đến cơ quan cất giữ hồ sơ Stasi, để xem hồ sơ của mình. Qua những bài tường trình ông nhận ra là nhân viên Stasi „HGW XX/7" đã che chở cho ông. Ông đã tìm ra Wiesler, người hiện tại làm nghề đưa thư, nhưng đã không liên lạc. Thay vào đó, 2 năm sau đó Dreyman xuất nảm cuốn sách Khúc ca từ một người tốt. Wiesler thấy cuốn sách và đọc trang đầu tiên: Gửi tặng „HGW XX/7, rất cảm ơn", và đã mua nó. Khi được người bán hỏi, ông có muốn gói lại để biếu ai không, ông trả: „Không, tôi mua cho riêng mình."

Liên quan